Với những cơn mưa đầu mùa nên cho
tưới phun sương hoặc phun thuốc rửa lại ngay vì mưa đầu mùa có chứa khói bụi độc hại từ các khu công nghiệp và cả acid nên cây bị nhiễm nước mưa này sẽ bị nhiễm nấm bệnh rất khó chữa trị, mặt khác mưa đầu mùa thường kèm sau đó là cơn nắng nóng oi bức làm cho cây trồng bị khô nước đột ngột ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây dễ bị còi cọc kém phát triển. Thông thường chỉ cần duy trì độ ẩm hợp lý theo đặc điểm của mỗi loài phong lan. Ngược lại nếu cây phong lan bị tưới hay mưa nhiều làm dư nước thì tạo môi trường cho sâu bệnh sinh sôi.
Các chậu hoa lan khác trồng theo cách treo như: Dendrium, Vũ nữ, Cattleya, …thì đảm bảo chất trồng luôn ẩm mát tay, nếu sờ vào chất trồng thấy khô rang tay là cây đã bị khô thiếu nước.
Còn lan trồng theo băng luống như Mokara, Vanda, Bò cạp… với chất trồng thường là vỏ đậu phộng thì duy trì phần vỏ đậu lúc nào cũng ẩm.
Khi có dự báo mưa kéo dài cần chủ động chế độ phun thuốc BVTV (bảo vệ thực vật) phòng ngừa đây là việc rất quan trọng, nên kết hợp phòng cả sâu và bệnh định kỳ hàng tuần giúp cây phong lan có sức đề kháng vượt qua sự thay đổi của thời tiết.
Chọn thuốc phù hợp với bênh của lan
Nên chọn các loại thuốc BVTV có tính phòng trừ phổ rộng và có nguồn gốc sinh học an toàn như: Vivadamy 5SL, Kasumin 2 SL, Streptomycine, Datacin, Starner, … (bệnh), Secsaigon, Karate, Visher, Trigard, …(sâu), bổ sung Vitamin B1 và phân bón lá ,phân vi lượng…. giúp cây có thêm dinh dưỡng cần thiết.
Khi sử dụng thuốc BVTV cần luân phiên tránh lờn thuốc. Có thể kết hợp phun một lần hổn hợp cả bốn loại thuốc phân trên (bệnh, sâu, B1, Phân bón lá) để tiết kiệm sức lao động và tuân thủ theo đúng hướng dẩn sử dụng trên bao bì.
Khi phun điều chỉnh béc phun sương và phun nhanh tay cho ướt đều bộ rể và toàn bộ lá cây (không phun thuốc lên hoa). Chỉ phun thuốc sau khi cây được cung cấp đầy đủ ẩm độ, bộ lá vừa khô nước, thời gian phun vào sáng sớm trước khi nắng nóng xuất hiện thường là trước 8h30. Và tưới rửa lại vào buổi chiều khi nắng giảm nhiệt thường khoảng 16h miễn lá lan kịp ráo nước khi trời sụp tối.
Mùa mưa nếu sử dụng phân bánh dầu hay phân cá nên phun thêm phòng rệp và nấm bồ hóng (nấm đen). Hạn chế sử dụng phân bón lá có hàm lượng đạm (N) cao như 30.30.10 khi thấy mưa kéo dài sẽ gây lá lan mau bị úng hư. Nên dùng phân chậm tan bỏ trên mặt chậu cho cây hấp thu từ từ.
Kiểm tra chậu và cây phong lan thường xuyên, có phát hiện lá vàng, lá xuất hiện đốm chấm vàng nâu hay giả hành bị úng thối thì phải dùng kéo sạch cắt bỏ ngay và thu gom bỏ xa khu vườn để cách ly nguồn bệnh lây lan, đồng thời phun thuốc trừ bệnh đặc trị. Khi ấy cây phong lan có thể đã bị hư hay mất vài chiếc lá không còn vẻ đẹp tự nhiên nữa.
Có lá vàng hay đốm nâu vàng thì có thể dùng thuốc Mancozeb, Carbezim, Alliette, Topsin M, Benomy, Antracol, Anvil, Score….
Nếu lá nhũn thối có thể dùng Kasumin, Streptomycine, Datacin, Ridomil gold, Starner ….
Lan Dentro không nên sử dụng thuốc BVTV có gốc đồng sẽ làm cây lan bị rụng lá chân.
Bên cạnh đó mùa mưa cần để ý đến các loài vật gây hại khác như ốc sên, châu chấu, ruồi và các loài bọ hút chích tấn công làm gãy trụi lá và hút chích mầm non và hoa.
Muốn có một chậu phong lan đẹp và ra hoa thường xuyên cần chú ý chăm sóc khá công phu, cây sẽ khỏe mạnh, bộ lá xanh mượt mà nở nang. khoảng tháng 7, 8 âm lịch đưa các chậu phong lan khỏe mạnh ra nơi có nhiều ánh sáng vào buổi sáng trước 10h sẽ xuất hiện các mầm hoa phong lan.
Hoa lan đẹp
Các bạn cũng có thể trồng kết hợp các loại hoa dễ chăm sóc như hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa cúc,... để tạo nên một vườn hoa sinh động.
Hi vọng với những kinh nghiệm trên của Cây Cầu Vàng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc hoa lan trong mùa mưa này. Chúc các bạn có những cành hoa tươi đẹp nhất!